Site icon HI88

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống mức báo động 1

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống mức báo động 1 - Ảnh 1.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ trưa 13/9 đến ngày 14/9, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình có xu thế biến đổi chậm, phổ biến còn mức cao từ báo động 2- báo động 3, có nơi trên mức báo động 3 và xuống chậm.

Trong chiều 13/9, lũ trên sông Lục Nam xuống dưới mức báo động 3; trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương, sông Lục Nam tại Lục Nam, sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống mức báo động 1.

Từ trưa 13/9 đến ngày 14/9, lũ trên sông Cầu, sông Thương và sông Hoàng Long tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 3; sông Lục Nam và sông Thái Bình tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 2; sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống dưới mức báo động 1.

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác. Quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng có khả năng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.

Với diễn biến mưa giảm được dự báo trong những ngày tới thì tình trạng ngập ở vùng trũng, thấp ven sông sẽ dần được cải thiện: Ngoài đê vùng sông Hồng tại Hà Nội sẽ rút nước sau 2-3 ngày tới, riêng vùng trũng thấp ở Chương Mỹ ven sông Bùi từ 10-13 ngày, sông Tích khoảng 7-10 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ từ 3-5 ngày, sông Nhuệ từ 2-3 ngày. Khu vực ven sông hạ lưu sông Hồng – Thái Bình (tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương) thời gian rút nước kéo dài hơn từ 3-6 ngày.

Mực nước lũ ở hạ lưu sông Hồng hiện tại đang ở mức cao (báo động 3- trên báo động 3) nên vẫn còn nguy cơ ảnh hưởng đến đê bối ven sông, sạt lở đê, kè tại các vị trí xung yếu thuộc các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. Nguy cơ xảy ra sạt lở đất vẫn trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 3.

Các chuyên gia cảnh báo, nước trong sông đang ở mức cao gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp, các bãi nổi trên diện rộng kéo dài ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế – xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Trong khoảng 10 ngày tới (từ ngày 13-23/9), thời tiết khu vực Bắc Bộ có xu hướng tốt dần lên, chủ đạo là ngày nắng, một vài nơi có mưa rào và dông vào chiều tối.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương và người dân ở khu vực Bắc Bộ cần hết sức lưu ý, mặc dù trời không mưa nhưng nguy cơ về sạt lở đất vẫn còn rất cao trong những ngày tới, đặc biệt trên khu vực các tỉnh vùng núi phía Bắc đã xảy ra một đợt mưa rất lớn và kéo dài nên trạng thái đất đã trở nên bão hòa.

Khu vực Trung Bộ lưu ý đến các hiện tượng thời tiết nguy hiểm thường xảy ra trong mưa dông như lốc sét và gió giật mạnh. Vùng núi các tỉnh Bắc Trung Bộ cần đề phòng sạt lở đất trong những ngày đầu thời kỳ dự báo. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, ngoài việc đề phòng lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh trong mưa dông còn phải cảnh giác với hiện tượng sạt lở đất trên khu vực Tây Nguyên.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ